Site icon FB88

Thể thao Việt Nam: Bắn súng thiếu đạn, đua thuyền không có thuyền…

Thể thao Việt Nam: Bắn súng thiếu đạn, đua thuyền không có thuyền... - Ảnh 1.

123b – Bắn súng thiếu đạn, đua thuyền không có thuyền, đấu kiếm không có nhà tập… là thực trạng khó khăn của thể thao Việt Nam nhiều năm qua. Trắng tay tại hai kỳ Olympic liên tiếp là hệ quả của thiếu nguồn lực đầu tư.

Các VĐV bắn súng mặc đồ bảo hộ rách tươm tại Giải bắn súng vô địch quốc gia 2023 – Ảnh: HOÀNG TÙNG

Ngày 25-8, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trong bài phỏng vấn trên Tuổi Trẻ đã chỉ ra rằng thiếu nguồn lực đầu tư là nguyên nhân chính dẫn đến thành tích bết bát của thể thao Việt Nam (TTVN). 

TTVN, trong đó có thể thao thành tích cao, gần như vẫn chỉ sống bằng ngân sách hạn chế từ đầu tư của Chính phủ. Không huy động được các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, tài trợ…, việc phát triển TTVN là không thể.

Khó khăn chồng chất từ địa phương đến trung ương

Bắn súng là môn số 1 của TTVN khi từng giành hàng chục HCV SEA Games, HCV Asiad, HCV Olympic. Thế nhưng thực trạng VĐV bắn súng tập luyện thiếu đạn, quần áo rách tươm, không có tiền đi thi đấu nước ngoài… diễn ra suốt nhiều năm qua. Ngân sách trung bình đội tuyển bắn súng quốc gia cần mỗi năm ít nhất là 10 – 12 tỉ đồng, nhưng Cục TDTT chỉ có thể chi khoảng 3,3 tỉ đồng.

Hay như môn điền kinh, đội tuyển điền kinh quốc gia Việt Nam mỗi năm cũng chỉ có 2 – 3 giải đấu ở nước ngoài. Thậm chí có năm các VĐV hàng đầu không bước ra khỏi biên giới. Các giải quốc tế tổ chức hàng tuần, hàng tháng nhưng vì không có tiền đi thi đấu nên VĐV chỉ tập ở nhà và tham dự các giải quốc nội.

Từ đầu năm 2024 đến nay VĐV số 1 của điền kinh Việt Nam Nguyễn Thị Oanh chưa dự giải đấu quốc tế quan trọng nào. Lý do việc VĐV ít được ra nước ngoài thi đấu vì không có tiền – Ảnh: NAM TRẦN

Một VĐV giành HCV môn bắn đĩa bay cho biết: “Tôi tập quanh năm không có viên đạn nào, trừ một vài ngày nếu được đi tập huấn nước ngoài trước giải đấu quan trọng. Còn lại chúng tôi đến tập thể lực, tập với súng không đạn. Tập với súng không đạn là cảm giác rất nhàm chán, vì thế nhiều VĐV trẻ khi được tuyển chọn vào đội ít lâu không trụ được cũng bỏ về”.

Ngân sách năm 2023 cấp cho Cục TDTT khoảng trên 900 tỉ đồng. Trong số này, tiền đầu tư cho thể thao thành tích cao là 710 tỉ đồng. Dù vậy, hầu hết số tiền này được dùng vào để trả tiền công, tiền ăn, tiền đi thi đấu cho hàng ngàn VĐV đội tuyển quốc gia và đội trẻ quốc gia tập huấn hàng năm ở các trung tâm huấn luyện. Tiền đầu tư để xây dựng nhà thi đấu, mua sắm thảm tập, súng đạn, kiếm, giầy, quần áo chất lượng… gần như không có hoặc có không đáng kể.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Liên đoàn Bắn súng VN nói: “Có những địa phương mỗi năm cấp cho môn bắn súng 200 – 300 triệu đồng, nhưng tiền để mua 1 khẩu súng thể thao đã tiêu tốn 80 – 280 triệu đồng (súng ngắn), 100 – 300 triệu đồng (súng trường), 100 – 400 triệu đồng (súng bắn đĩa bay), riêng bộ đồ bảo hộ cho VĐV tập súng trường đã có giá từ 50 – 250 triệu đồng”.

Ngay như TP.HCM – địa phương có nguồn lực tốt và có môn đấu kiếm mạnh thứ hai cả nước (sau Hà Nội), vậy nhưng suốt bao năm qua cũng không có một phòng tập riêng đủ tiêu chuẩn cho các VĐV đấu kiếm. VĐV đấu kiếm của TP.HCM phải tập tạm ở chỗ nọ chỗ kia. Chỉ trước các giải đấu quốc tế quan trọng khi VĐV được đưa đi tập huấn ở nước ngoài họ mới có 1 – 2 tuần được tập ở trong nhà tập đủ tiêu chuẩn thi đấu quốc tế – một lãnh đạo thể thao TP.HCM nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Cao Văn Chóng, phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Bình Dương, chia sẻ: “Thiếu nguồn lực là khó khăn chung của TTVN từ trung ương đến địa phương. Thể thao có ba cụm công trình cơ bản: sân vận động, tổ hợp thể thao dưới nước, nhà thi đấu đa năng. Kể từ sau SEA Games 2003 tại Việt Nam, thử khảo sát xem có địa phương nào có được hệ thống công trình này được xây dựng mới, đáp ứng tiêu chuẩn thi đấu thành tích cao quốc tế. Cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị nghèo nàn… dẫn đến khó thúc đẩy thể thao phát triển”.

Đấu kiếm là một trong những môn rất khó khăn: Thiếu nhà tập, thiếu trang thiết bị tập luyện, thiếu tiền đi tập huấn quốc tế… Ảnh: VTA

HLV nước ngoài từ chối đến Việt Nam làm việc vì lương quá thấp

Theo thống kê của Cục TDTD, từ năm 2018 đến nay, trung bình mỗi năm cục quyết định thuê từ 28 – 30 chuyên gia nước ngoài huấn luyện cho các đội tuyển quốc gia. Dù vậy, số chuyên gia nước ngoài hiện ở các đội tuyển quốc gia chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. 

Lý do bởi rào cản trong cơ chế chính sách khiến rất khó để thuê chuyên gia nước ngoài cho thể thao. Quan trọng hơn, mức lương thuê chuyên gia đang quá thấp khiến những HLV giỏi không chịu đến VN, còn người đến lại chưa đạt trình độ.

Các chuyên gia của TTVN hiện chỉ được nhận mức lương trung bình 2.500 – 3.000 USD/người/tháng. Chỉ có chuyên gia bắn súng Park Chung Gun được nhận khoảng 7.000 USD/tháng và là chuyên gia có lương cao nhất VN (trừ bóng đá). 

Một lãnh đạo Cục TDTT chia sẻ ông từng tìm được một chuyên gia rất giỏi về đấu kiếm để mời dẫn dắt kiếm thủ Vũ Thành An, nhưng chuyên gia từ chối sang Việt Nam vì lương thấp và các điều kiện đảm bảo khác không phù hợp. 

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Nam Nhân, phó giám đốc sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM, cho biết: “Trước năm 2023, thể thao TP.HCM có 11 chuyên gia nước ngoài nhưng nay chỉ còn duy nhất 1 người ở môn aerobic. Lý do là quy chế thuê chuyên gia hiện nay không còn phù hợp, không thực hiện được. Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ để trình đề án chính sách thuê HLV nước ngoài cho Hội đồng nhân dân TP thông qua, UBND TP chấp thuận. 

Ngoài thiếu HLV và chuyên gia có trình độ cao, việc thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế cho thể thao thành tích cao là tình trạng chung không phải chỉ ở thể thao TP.HCM”.

Không thể phụ thuộc toàn bộ việc phát triển thể thao vào ngân sách nhà nước bởi ngân sách nhà nước hạn chế, không thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển TTVN. Xã hội hóa để kêu gọi các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng thể thao, đầu tư đào tạo VĐV tài năng… là con đường bắt buộc và duy nhất để giúp TTVN kiềm chế đà tụt dốc với khu vực và thế giới.

Nguồn lực đầu tư cho thể thao hạn chế, dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Trình độ của VĐV Việt Nam còn khoảng cách xa với thế giới. Đây là nguyên nhân khiến thể thao Việt Nam trắng tay tại 2 kỳ Olympic.

Exit mobile version